Tin tức » Tin tức
Tuy nhiên, dù "cầu" rất lớn nhưng phía "cung" lại chưa đáp ứng được đáng kể, và số Doanh nghiệp Hà Nội thực sự đang "sống" bằng chế tạo khuôn mẫu còn khá khiêm tốn…
Quá nửa là hàng ngoại
Hiện nay, hầu hết Doanh nghiệp lớn ngành cơ khí chế tạo, nhựa kỹ thuật ở Hà Nội đã hình thành trung tâm khuôn mẫu riêng, thậm chí một số khuôn đạt tới trình độ phức tạp cao như: Bộ khuôn mẫu kích thước dập vỏ ô tô của Công ty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên; bộ khuôn mẫu linh kiện nhựa chính xác cao cho xe máy của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội; bộ khuôn mẫu dập chi tiết phụ tùng cơ khí cho ô tô của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu; khuôn mẫu nhựa linh kiện điện thoại cho Samsung của Công ty Công nghệ Bắc Việt…, góp phần đưa Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tại hội nghị "Thiết kế chế tạo khuôn mẫu Công nghiệp bằng ứng dụng phần mềm 3D" do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức mới đây, ông Lưu Minh Đức - Phó Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp cho biết: Hiện, Thành phố có trên 30 Doanh nghiệp chuyên chế tạo khuôn mẫu, song quá nửa trong đó là Doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ Nhật Bản, Trung Quốc...
Về phía Doanh nghiệp làm khuôn mẫu trong nước, dù rất tự tin về sản phẩm, song đa phần mới dừng ở việc tự chế tạo khuôn cho hoạt động sản xuất của chính mình, chưa hướng chế tạo khuôn mẫu thành hàng hóa ra thị trường. Theo ông Lưu Minh Đức, tình trạng thiếu phối hợp, liên kết giữa các Doanh nghiệp chế tạo khuôn mẫu với Doanh nghiệp sử dụng những sản phẩm này đang là nguyên nhân quan trọng dẫn đến lãng phí trong đầu tư, giảm năng lực cạnh tranh của ngành chế tạo khuôn mẫu trong nước.Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách Công nghiệp, 45 - 50% khuôn mẫu đang được các Doanh nghiệp tại Hà Nội sử dụng đều là hàng nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Còn theo ông Trần Anh Vương - Chủ tịch HĐQT Công ty Công nghệ Bắc Việt, con số này có thể lên tới 70%.
Mãi nhỏ lẻ nếu thiếu đầu tư, liên kết
Theo các chuyên gia, chế tạo khuôn mẫu không những tốn kém vật liệu, thời gian mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng sáng tạo, độ chính xác khi gia công. Một bộ khuôn làm vỏ nhựa rất nhỏ cho điện thoại di động dù chỉ nặng 200g nhưng trị giá hàng trăm ngàn USD. Thậm chí, một bộ khuôn mẫu dập vỏ xe ô tô có giá lên tới hàng triệu USD. Trong khi, đối tượng cần các sản phẩm này không phải là số đông người tiêu dùng, mà là các Doanh nghiệp sản xuất. Chính bởi vậy, quá trình thương thảo, hợp tác sản xuất khuôn mẫu đòi hỏi yêu cầu đặc biệt trong việc tìm hiểu, tư vấn, thỏa thuận hợp tác, thử nghiệm sản phẩm… Do đó, đa số Doanh nghiệp chế tạo khuôn mẫu tại Hà Nội đều đề nghị, với một số thiết bị chuyên dụng đắt tiền như thiết bị thí nghiệm, kiểm tra chính xác cao phục vụ chế tạo khuôn… cần được Nhà nước đầu tư phục vụ chung cho các Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vật liệu làm khuôn mẫu thường là thép chuyên dụng Nhập khẩu có giá trị lớn nên Doanh nghiệp mong Nhà nước hỗ trợ, ưu đãi cao nhất về vay vốn ngoại tệ và thuế suất NK. Với quan điểm "buôn có bạn, bán có phường", bà Trần Thị Kim Quế - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Phong Nam đánh giá: Ngành khuôn mẫu phát triển rất nhanh, song sự đầu tư của nhiều Doanh nghiệp trong nước chưa hiệu quả. "Một lý do là các Doanh nghiệp khuôn mẫu còn tản mạn ở quá nhiều nơi, chưa tập hợp thành một mối. Rất cần có một cụm CÔng nghiệp dành riêng cho khuôn mẫu, như thế mới tiết kiệm được nguồn lực cho xã hội và tạo sức mạnh tổng hợp cho Doanh nghiệp" - bà Quế nhấn mạnh.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn lực tài chính có hạn, kế hoạch xây dựng một trung tâm khuôn mẫu chung cho các Doanh nghiệp ở miền Bắc vào năm 2015 như dự định của Bộ Công Thương là không khả thi. Thay vào đó, nên khảo sát lại các Doanh nghiệp sản xuất khuôn mẫu để đầu tư thêm các dây chuyền, thiết bị mới hiện đại, tạo thành một chuỗi khép kín. Như thế sẽ tận dụng được nguồn lực có sẵn, giúp Doanh nghiệp tự làm được nhiều sản phẩm khuôn mẫu mới mà không phải nhập khẩu